Saturday, 20/04/2024 - 02:50|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Phú Thuận B

Kế hoạch kiểm tra cuối kỳ 2 năm học 2020 - 2021

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

UBND HUYỆN HỒNG NGỰ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHÚ THUẬN B

 

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 27/ KH-THCSPTB

Hồng Ngự, ngày 20  tháng  4  năm 2021

 

 

 

KẾ HOẠCH

V/v kiểm tra, đánh giá cuối kỳ 2; tổ chức tổng kết

năm học 2020 – 2021

 

 

Căn cứ Hướng dẫn số 222/PGDĐT-THCS ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Phòng GDĐT huyện Hồng Ngự V/v hướng dẫn kiểm tra, đánh giá cuối kỳ; tổ chức tổng kết năm học 2020 - 2021;

Căn cứ kế hoạch dạy học  năm học 2020 - 2021, trường THCS Phú Thuận B xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cuối kỳ; tổ chức tổng kết năm             học 2020 - 2021 như sau:

  1. Mục tiêu:
  1. Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình kế hoạch dạy học của đơn vị.
  2. Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ  phải được tiến hành nghiêm túc, công bằng, đảm bảo đánh giá đúng công tác tổ chức dạy và học. Là cơ sở đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của học sinh. kiểm tra theo hướng kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian qui định; đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.
    • Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định trong chương trình.
  3. Trên cơ sở kết quả hoạt động dạy học rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn,  phát huy kết quả và tìm giải pháp khắc phục những  hạn chế, tồn tại; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy - học; đặc biệt tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu đạt hiệu quả trong năm học 2020 – 2021.
  1. Kiểm Tra, Đánh Giá Học Sinh Cuối Kỳ
  1. Công tác đánh giá, xếp loại học sinh
    • Thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT.
    • Đối với môn Giáo dục công dân: Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh.
  2. Các công tác chuẩn bị, thực hiện kiểm tra, đánh giá cuối kỳ:
      1. Đề kiểm tra và Công tác ra đề :

Thành lập Ban ra đề kiểm tra chịu trách nhiệm ra các đề tham khảo, đề của trường theo đúng qui định.

- Phòng GDĐT ra đề kiểm tra các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và GDCD cho các khối 6, 7, 8 và khối 9 (đề kiểm tra đối với các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 ra theo hình thức tự luận).

- Trường ra đề các môn: Mỹ thuật, Công nghệ khối 6, 7, 8, 9. Yêu cầu: thực hiện đúng qui trình ra đề theo công văn 746/HD-PGDĐT và công văn số 982/PGDĐT-THCS ngày 04/11/2020 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá  định kỳ học sinh từ năm học 2020 – 2021.

Nội dung đề kiểm tra thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng (bỏ các phần giảm tải) theo quy định của Bộ GDĐT với các mức độ nhận thức: 30% nhận biết; 40% thông hiểu; 20% vận dụng, 10% vận dụng cao. Nội dung đề kiểm tra bảo đảm tính chính xác, lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót; nội dung các câu hỏi phải theo tiến độ bài dạy ở kỳ kiểm tra. Đề kiểm tra phân loại được trình độ học sinh phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học; đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra như sau: 

+ Nhận biết (Các câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại hoặc mô tà đúng kiến thức, kĩ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chươmg trình môn học, hoạt động giáo dục); 

+ Thông hiểu (Các câu hỏi yêu câu học sinh giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ năng đã học theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục); 

+ Vận dụng (Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung các bài học hoặc chủ đề trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục); 

+ Vận dụng cao (Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vẩn đề đặt ra trong các tình huống mới, phù hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục).

- Thời lượng: 

Thời gian làm bài kiểm tra môn Ngữ văn, môn Toán: 90 phút/môn; môn tiếng Anh: 60 phút; các môn còn lại: 45 phút/môn. Riêng Môn Mỹ thuật, Âm nhạc thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút/môn (theo kế hoạch dạy học của trường).

Mỗi môn học phải có 2 đề kiểm tra (1 đề chính thức và 1 đề dự phòng), hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm.

Các hồ sơ ra đề kiểm tra học kỳ phải được nộp bản giấy có chữ ký xác nhận của giáo viên và chép USB nộp trực tiếp cho Trưởng ban ra đề.

  1. Pho to đề, niêm phong đề:

BGH thành lập ban phô tô đề chịu trách nhiệm phô tô các đề thi của trường, bảo mật  đề theo đúng qui định.

Lãnh đạo ban ra đề chịu trách nhiệm niêm phong các đề kiểm tra, đóng dấu giáp lai đề, niêm phong tủ đựng đề trước khi diễn ra môn kiểm tra đầu tiên ít nhất 03 ngày.

  1. Coi kiểm tra:

Thành lập Ban coi kiểm tra gồm Hiệu trưởng là trưởng ban, các Phó hiệu trưởng là phó ban và tất cả các thành viên trong nhà trường. Thực hiện qui trình coi kiểm tra theo công văn 746/HD-PGDĐT của Phòng GD&ĐT huyện Hồng Ngự.

Danh sách phòng kiểm tra được xếp theo thứ tự a, b, c,… trong số học sinh cùng khối lớp, mỗi phòng kiểm tra bố trí đủ bàn để 01 hoặc 02 học sinh trên một bàn 02 chổ ngồi nhưng mỗi phòng không quá 26 học sinh.

Cụ thể:

+ K6: 329 học sinh – chia làm 12 phòng (02 phòng ở Phú Trung). Bình quân 27 HS/Phòng.

+ K7: 300 học sinh – chia làm 11 phòng (02 phòng ở Phú Trung). Bình quân 27,7 HS/Phòng.

+ K 8: 280 học sinh – chia làm 11 phòng (01 phòng ở Phú Trung). Bình quân 25,5 HS/Phòng.

+ K9 : 230 học sinh chia làm 9 phòng (01 phòng ở Phú Trung). Bình quân 25,5 HS/Phòng.

    • Giáo viên coi kiểmtra: 1 GV/ phòng.
    • Lịch kiểm tra: có lịch kèm theo.
  1. Chấm và chữa bài kiểm tra:
    1. Chấm bài:

+ Bài kiểm tra được đánh số mật mã, cắt phách nhằm đảm bảo bảo mật các thông tin của học sinh.

+ Thành lập ban chấm bài gồm Lãnh đạo và giáo viên bộ môn của khối lớp theo phân công giảng dạy. Tất cả các bài kiểm tra được  chấm tập trung tại trường theo lịch:  Các môn kiểm tra buổi sáng được chấm vào chiều ngày hôm đó, các môn kiểm tra buổi chiều được chấm vào sáng hôm sau. Tổ trưởng chuyên môn được phân công nhiệm vụ làm Tổ trưởng tổ chấm bài của các bộ môn do Tổ quản lí; Tổ trưởng tổ chấm bài có trách nhiệm phân công thành viên chấm bài sao cho hạn chế thấp nhất giáo viên dạy lớp chấm bài của học sinh lớp mình dạy. Các bài kiểm tra phải được chấm trên phiếu điểm, chỉ hồi phách sau khi nhập điểm xong.

- Chữa bài: Bài kiểm tra phải trả cho học sinh, sửa bài và chỉ ra chỗ bài làm chưa đạt để học sinh tự đánh giá bài kiểm tra, rút kinh nghiệm cho lần kiểm tra sau. Lịch trả bài thực hiện theo phân công của Hiệu trưởng.

  1. Nhập điểm, hoàn thành điểm học c:

Điểm kiểm tra học kỳ phải hoàn thành nhập điểm và các biểu mẫu thống kê sau 3 ngày kể từ ngày kiểm tra môn đó.

  1. Tổ Chức Tổng Kết Năm Học
    • Tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn: kiểm tra lại công tác dạy – học của năm học cần tập trung vào việc đánh giá, rút kinh nghiệm về các mặt: đổi mới kiểm tra, đánh giá; thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và kết quả học tập của học sinh; thực hiện kế hoạch và dạy học theo nội dung chương trình giảm tải; đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; cần phân tích chất lượng giảng dạy có đối chiếu so sánh giữa điểm bài kiểm tra học kỳ với điểm trung bình môn học kỳ của từng học sinh, nếu có sự chênh lệch lớn (từ 2,0 trở lên) cần phải làm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới; Tổ chuyên môn đánh giá chất lượng giảng dạy từng giáo viên.
    • Tổ chuyên môn khi đánh giá công tác điều hành, quản lý của tổ trưởng chuyên môn, của Lãnh đạo nhà trường, cần tập trung công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng dạy – học của từng bộ môn và giáo dục chung của nhà Trường.
    • Báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học, rút kinh nghiệm những tồn tại hạn chế, đề xuất biểu dương khen thưởng những cán bộ, giáo viên thuộc tổ chuyên môn quản lí. Gửi báo cáo sơ kết và các biểu thống kê (tổng hợp kết quả từng môn học, thống kê tỉ lệ điểm lệch, số liệu thống kê về hạnh kiểm và học lực của học sinh,  …theo mẫu); đề kiểm tra cuối kỳ và hướng dẫn chấm các môn do Trường ra đề nộp về cho BGH (T.Đảm) chậm nhất ngày 25/5/2021.
  1. Tổ chức thực hiện:

- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, phân công nhiệm vụ các thành viên trong từng Ban.

- Thầy Bùi Thạnh Trị - Thư ký Hội đồng trường có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ phục vụ công tác kiểm tra: Soạn thảo các Quyết định thành lập các Ban: Ban ra đề, Ban coi, Ban chấm kiểm tra, các biểu mẫu phục vụ công tác coi, chấm kiểm tra.

- Phó Hiệu trưởng Chuyên môn: Lập danh sách phòng kiểm tra, phân công coi kiểm tra theo từng buổi.

- Phó Hiệu trưởng CSVC: Kiểm tra, chuẩn bị bàn ghế phòng kiểm tra, lập sơ đồ bố trí phòng kiểm tra.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra đánh giá, tổ chức tổng kết  năm học 2020 - 2021 của trường THCS Phú Thuận B. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc sẽ điều chỉnh bổ sung để công tác đánh giá, kiểm tra của  đơn vị đạt kết quả cao nhất.

 

                                                                 

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Như trên ( thực hiện);

(Đã ký)

- Lưu: VT, CM(Đảm)

 

 

Trần Xuân Trường

Lượt xem: 252
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 37
Tháng 04 : 267
Năm 2024 : 4.192